Giống cây cam sành

Đặc điểm nổi bật

  • cây cam sành quả dạng trái hình cầu, vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành
  • màu lục nhạt, các múi thịt có màu cam, “xanh vỏ, đỏ lòng”
  • Trọng lượng bình quân 3 trái/kg.

50,000 ₫ 65,000 ₫ (-15,000 ₫)

Mua ngay
Chi tiết sản phẩm

cây cam sành quả dạng trái hình cầu, vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành và thường có màu lục nhạt, các múi thịt có màu cam, “xanh vỏ, đỏ lòng”. Trọng lượng bình quân 3 trái/kg.

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Tên khoa học: Citrus nobilis var

Nguồn gốc sản phẩm: do Công ty TNHH Nông trang Island sản xuất

Quy cách bầu: 11.5x18cm

Quy cách cây: đường kính gốc ≥1cm, chiều cao ≥55cm

 

ĐẶC TÍNH SINH THÁI

- Cây có vùng thích nghi khá rộng.

- Ở nhiệt độ 18-320C cây cam sinh trưởng tốt.

- Cao độ thích hợp dưới 1000m.

- Lượng mưa 1500 mm trở lên được phân bố đều.

- Có thể trồng trên vùng đất pH từ 5-8

- Trồng sau 1,5 năm có thể cho hoa trái.

- Dạng trái hình cầu, vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành và thường có màu lục nhạt, các múi thịt có màu cam, “xanh vỏ, đỏ lòng”. Trọng lượng bình quân 3 trái/kg.

 

CÔNG DỤNG

- Cam sành là loại trái ngon. Chủ yếu sử dụng ăn tươi, ép lấy nước.

- Dùng bồi dưỡng sức khỏe và chữa bệnh,...

 

CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT - CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Tiêu chuẩn sản xuất: TCCS 01:2011/CGNTIS

Tỉ lệ đồng đều ≥95%.

Quy trình sản xuất: ghép, nguyên liệu thu từ vườn cây đầu dòng.

Cự ly trồng: Cự ly trồng: 3x3m/cây. Khoảng 1000 cây/ha.

Năng suất: 30-35 tấn/năm

Chỉ tiêu khác: Dễ xử lý ra hoa, đậu trái

LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI

Hiệu quả kinh tế rất cao

Cam sành cho doanh thu cao 380- 420 triệu/ha.

Có thể trồng xen cây ổi trong những năm đầu để gia tăng thu nhập trên đơn vị canh tác.

Là giống cây ăn trái có tiềm năng và cơ mai cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Lợi ích xã hội

Tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khai trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ,….

Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương…

Đã bao đời người nông dân trồng chanh, kỳ vọng về một giống chanh ít gai, năng suất cao và chất lượng ngon đã trở thành hiện thực.

Bón phân cho cam sành

Tuổi cây Phân chuồng (kg/cây) Kg/cây
Urê Lân Kali
1-3 20-30 0,1-0,3 0,3-0,5 0,2
4-6 30-50 0,4-0,5 0,6-1,2 0,3
7-9 60-90 0,6-0,8 1,3-1,8 0,4
Trên 10 100 0,8-1,5 2,0 0,5

Thời kỳ bón

– Cây từ 1-3 tuổi:có phân chuồng + phân lân bón vào tháng 12 đến tháng 01.

Đạm urê và kali bón làm 3 lần: Lần 1: vào tháng 1-2: 30% đạm; Lần 2: vào tháng 4-5: 40% đạm + 100%kali; Lần 3: tháng 8 – 9: 30% đạm. (thời gian bón còn tùy thuộc vào khí hậu từng vùng)

– Năm thứ 4 trở đi: phân chuồng + lân + vãi sau khi thu hoạch quả (quả tháng 12 sang tháng 1). Thúc lần 1(Bón đón lộc xuân ): Khỏang từ 15/2-15/3: 40% đạm + 40% kali; + Thúc lần 2: vào tháng 4-5: 30% đạm + 30% kali; Thúc lần 3 (Bón thúc cành thu và nuôi quả ): vào tháng 6-7: 30% đạm + 30% kali.

Cách bón: Sau khi thu hoạch: bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. Bón thúc vào Lần 1, lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm, vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

Tưới nước

Sau trồng tưới ướt đẩm đất, Sau trồng hai ngày tưới 1 lần, khi cây xanh tốt trở lại 5 – 7 ngày tưới 1 lần. thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3 – 5 ngày 1 lần. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước kịp thời khi bị úng. Tiến hành tủ gốc cam.

Các biện pháp chăm sóc khác

Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng cây xen che phủ đất, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại theo phương châm lấy ngắn nuôi dài (có thể trồng chuối trong 2 -3 năm đầu)

Tạo tán: đối với cây ghép được tiến hành như sau:

  • Khi chồi mắt ghép cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 1.
  • Khi cành cấp 1 dài 30-40 cm bấm ngọn để tạo cành cấp 2, từ các cành này mọc ra cành cấp 3. Nên để 3-4 cành cấp 1; 6-8 cành cấp 2 và 12-16 cành cấp 3 để tạo cho cây có tán hình mâm xôi, thấp cây dễ chăm sóc.

Thời kỳ nở hoa, quả non: tỉa hoa dị hình, quả ra muộn.

Thời kỳ đậu quả 1-2 tuần: phun bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.

Chăm sóc cam sau thu hoạch

Cam, quýt sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.

  • Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 – 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng…
  • Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.
  • Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.

Xử lý ra hoa

Ngưng tưới và rút nước mương (nếu có) khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa “xào lá” (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn). Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày/lần.

Sau khi tưới nước lại bộ lá tươi trở lại, pha 35ml RA HOA C.A.T + 15g F.Bo/8 lít hoặc kích phát tố hoa trái Thiên Nông 7g + 15g F.Bo/8 lít , phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần.

Thu hái và bảo quản

Khi quả có màu đỏ da cam và vàng lá cam 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả thì thu hoạch, thu hoạch và ngày nắng ráo, dùng kéo cắt hạn chế rụng lá gãy cành.