Giống cây mít tố nữ

Đặc điểm nổi bật

  • Mít tố nữ có hình trứng dài, chiều dài từ 22cm – 50cm, bề ngang từ 10cm – 17cm, trọng lượng từ 1kg – 6kg nhưng thông thường dưới 2kg
  • Múi có màu xanh, vàng hoặc cam, bên trong có hột lớn.
  • Mùi vị Mít Tố Nữ giống Mít Ướt pha với mùi Sầu Riêng.
  • Vỏ dầy, dẻo với gai dẹp, tiết diện hình lục giác, tương tự vỏ Mít Ướt.
  • Tốc độ sinh trưởng: nhanh
  • Phù hợp với khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao.

69,000 ₫ 90,000 ₫ (-21,000 ₫)

Mua ngay
Chi tiết sản phẩm

Mít tố nữ có hình trứng dài, chiều dài từ 22cm - 50cm, bề ngang từ 10cm - 17cm, trọng lượng từ 1kg - 6kg nhưng thông thường dưới 2kg

Tên phổ thông : Mít Tố Nữ
Tên khoa học : Artocarpus Integer
Họ thực vật : Dâu Tằm – Moraceae
Nguồn gốc xuất xứ : miền Đông Ấn Độ
Phân bổ ở Việt Nam : Được trồng nhiều nhất ở vùng Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Đây là một loại cây trung bình. Thân cây cao đến 20m và có thể cho trái 2 lần mỗi năm ở vùng gần đường xích đạo. Khi cây đến khoảng 3 đến 5 tuổi thì bắt đầu kết trái. Khi đến mùa Mít Tố Nữ chín kéo dài khoảng 6 tuần.

Hoa, quả, hạt: Trái dạng hình trứng dài. Kích thước của quả có chiều dài khoảng 22 đến 50 cm, bề ngang khoảng 10 đến 17 cm. Trọng lượng từ 1 đến 6 kg nhưng thông thường dưới 2kg. Múi có màu xanh, vàng hoặc cam, bên trong có hột lớn. Mùi vị Mít Tố Nữ giống Mít Ướt pha với mùi Sầu Riêng. Vỏ dầy, dẻo với gai dẹp, tiết diện hình lục giác, tương tự vỏ Mít Ướt.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao.

Đây là giống Mít ngon, là đặc sản của Miền Nam.

Về Công Nghiệp: gỗ Mít Tố Nữ là nguyên liệu để sản xuất bàn ghế, tủ, đồ mỹ nghệ.

Về nông nghiệp: Mít Tố Nữ có thể trồng quanh năm, ra quả rất sai, có thể trồng xen kẽ một số loại cây khác.

Về kinh tế: Mít Tố Nữ là giống Cây Ăn Trái có tiềm năng và cơ may cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Trồng Mít Tố Nữ tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ. Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương.

Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Dùng hạt cây Mít mật, Mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.

Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm.
Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ).
Trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây.
Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.

Phân Bón Lót:

Bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.