Giống cây xoài đài loan

Đặc điểm nổi bật

  • Là giống xoài ngoại nhập với nhiều ưu điểm nổi trội so với xoài ta truyền thống như :trái to, vỏ trơn nhẵn , khi chín quả có mùi thơm mát và vị ngọt lịm.
  • Tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh
  • Chống chịu sâu bệnh tốt hơn hẳn các giống xoài khác
  • Thích nghi tốt với nhiều loại đất kể cả đất phền và đất nhiễm mặn nhẹ.

40,000 ₫ 60,000 ₫ (-20,000 ₫)

Mua ngay
Chi tiết sản phẩm

Giới thiệu đặc điểm và nguồn gốc cây xoài Đài Loan

  • Tên phổ thông: Xoài Đài Loan
  • Tên Khoa học: Mangifera Indica
  • Nguồn gốc xuất xứ: Miền Đông Ấn Độ
  • Phân bổ tại Việt Nam: Khắp cả nước. Đặc biệt là các tỉnh miền Tây

Xoài đài loan xanh có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Là giống xoài có tính chống chịu sâu bệnh tốt hơn hẳn các giống xoài khác. Giống xoài đài loan xanh còn có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại đất kể cả đất phền và đất nhiễm mặn nhẹ.

Đặc biệt là cây cho trái quanh năm và có năng suất cao. Thời gian cho thu hoạch của xoài xanh đài loan tương đối nhanh. Khoảng 18 – 20 tháng sau trồng là có thể ra hoa trái.

Khi ăn xanh vẫn ngọt. Không chỉ dùng để ăn tươi nó còn dược dùng để chế biến công nghiệp như: làm mứt, sấy khô, sản xuất nước ép. Với năng suất, giá thành ổn định xoài đài loan xanh sẽ giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế.

Một ha xoài giống Đài Loan trồng sau 18 tháng cho trái chín, năm sau có thể cho trái 2 đợt trong năm, bình quân 1 ha sẽ thu được khoảng 20 -25 tấn trái/năm

Trong thời kỳ đầu của sự phát triển nếu tạo được điều kiện thuận lợi như: Trồng trên đất tơi mục, vị trí trồng tương đối cao, bảo đảm đủ ẩm, nhưng thoát nước, vào mùa có nhiệt độ cao thì cây xoài vẫn sinh trưởng và phát triển tốt hơn

Đặc điểm hình thái

  • Thân, tán, lá: Thân gỗ mọc rất khỏe, cây thường xanh, cao to, thân cao tới 10-20m. Lá có chiều dài 10-15cm, rộng 8-12cm. Kích cỡ lá ngoài mối quan hệ dinh dưỡng còn phụ thuộc vào giống Xoài.
  • Hoa, quả, hạt: Hoa ra từng chùm, hoa xoài mọc trên ngọn cành, hoa xoài nhỏ có mùi thơm. Quả to, cùi dày, thịt quả chắc, hạt mỏng, ăn ngọt đậm. Đặc biệt ăn xanh cũng ngọt và sức sinh trưởng vượt trội so với các loại giống xoài khác.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

  • Tốc độ sinh trưởng: nhanh
  • Phù hợp với: Đây là một loài cây rất dễ tính. Cây có thể năng thích ứng ở trong điều kiện sinh thái khác nhau. Tuy nhiên, thời gian đầu của sự phát triển thì cũng cần phải tạo được điều kiện thuận lợi nhất chẳng hạn như trồng ở vị trí tương đối cao. Bà con  trồng ở trên đất tơi mục, đảm bảo cung cấp đủ ẩm, nhưng vẫn thoát nước để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Cây Xoài Đài Loan ra quả to, mỗi quả có khối lượng trung bình từ 1 đến 1,5 kg có cùi rất dày, hạt mỏng, thịt quả đanh chắc và khi ăn ngọt đậm, nhất là khi ăn xanh quả cũng rất ngọt, có sức tăng trưởng vượt trội so với nhiều giống xoài khác.

Kỹ thuật trồng

Xoài Đài Loan cần được trồng ở đất tơi, mục với vị trí tương đối cao, đảm bảo cây được đủ độ ẩm.

Hố trồng: có đường kính 80cm, với độ sâu 50 – 60cm. Khoảng cách giữa các hố tuỳ theo từng giống cùng điều kiện đất đai và độ dốc của quả đồi. Tốt nhất, Xoài Đài Loan được trồng với khoảng cách 5x6m, 7x7m hay 8x8m.

Chăm sóc

Bón phân: cần bón 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục cho mỗi hố trồng. Đối với dất đồi chua có thể bón thêm cho mỗi hố 0,5 – 1,0 kg lân cùng 0,5 – 1,0 kg vôi bột. Khi cây đã phát triển tốt thì tiến hành bón thúc NPK với tỷ lệ 10:10:20 và lượng bón cần được tăng dần theo hàng năm.

Mỗi năm cần có 2 lần bón phân chủ yếu là vào thời điểm trước khi ra hoa và sau khi đã thu hoạch quả. Nếu năm nào cây sai quả thì cần bón thêm1 lần bón thúc cho quả đạt chất lượng tốt.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Đối với rầy xanh, bà con nên phòng trị bằng cách dùng bẫy đèn khi rầy chưa đẻ trứng, hoặc tiến hành phun nước xà phòng 5g/l vào lúc cây đang ra hoa, phun cách 2 – 4 ngày/lần.

Đối với các loại rệp như: rệp sáp, rệp dính. Chúng chích hút nhựa ở những lộc non, ở các nhánh hay ở cuống quả Xoài. Bà con cần sử dụng Supracid 0,1%, hay Hostathion nồng độ 0,2%, hoặc Polysulfua canxi 0,50 bômê để phun diệt trừ rệp.

Đối với sâu đục thân, đục cành: cần dùng bẫy đèn để diệt sâu trưởng thành. Có thể tiêm vào lỗ đục các loại thuốc có tính xông hơi mạnh như Methyl parathion, hoặc Diazinon,… và tiến hành bịt các lỗ bị đục bằng đất sét hoặc cắt bỏ cành bị sâu đục sau đó đem đốt để diệt thành phần sâu non.

Đối với loại ruồi đục quả: cần được phòng trừ bằng cách phun Azodrin 0,1%, Bassa 0,25% hoặc Bi58 0,1% hay có thể dùng bả dẫn dụ ruồi bằng các loại quả như dứa, cam, quýt, chuối chín, chất Methyleugienol trộn cùng với thuốc sát trùng không có mùi hôi (Furadon, Azodrin, Malattion…) để làm bẫy để diệt.